Lâu lắm rồi mới viết blog, ý tưởng thì có rất nhiều nhưng đúng là không có thời gian thật. Hôm nay tranh thủ cô giáo Yoga có việc bận nên dành thời gian đáng nhẽ học Yoga thì nghe nhạc Spa và viết blog.

Số là thời gian quan có ngâm cứu một vài cuốn sách về tâm linh bao gồm : Khám phá thế giới tâm linh, đường đến phương đông, Minh Triết trong cuộc sống, Thiền trong cuộc sống và đang đọc được một nửa cuốn Trí tuệ giả tạo. Cộng với đọc sách thì có học cả yoga, cơ hội học yoga đến là sau khi mình đã đọc cuốn sách trên thì mình mới học, nếu không thì chắc là không vì cái món ngồi yên tĩnh, cử động nhẹ nhàng không phải là món mình thích.

Yếu tố tâm linh rộng và phức tạp để có thể trình bài trong một entry có lẽ phải vài tháng nữa khi đã ngâm cứu tương đối số lượng sách cũng như ngồi thiền đủ để thành thói quen mới có thể viết ra được. Entry này chỉ nhằm tới vấn đề internet làm thay đổi bộ não của chúng ta như thế nào thông qua việc đọc cuốn Trí tuệ giả tạo và kiên thức nền của mấy cuốn liên quan tới tâm linh.

Mình nhớ khi học hết bằng 1 có nghĩa là năm 2002 thì lúc đó internet mới vào Việt nam thông qua đường dial up. 10 năm trôi qua cùng với cách mạng về phần cứng thì tốc độ internet ngày càng nhanh hơn. Vậy giả sử như không có sự phát triển internet thì bộ não của chúng ta có như bây giờ không?

DSC_1486

1. Bộ não của chúng ta không bao giờ phát triển dừng lại

Các tế báo thần kinh liên tục sinh ra và chết đi từ lúc chúng ta sinh ra đến lúc chết đi. Bộ não không phát triển tới một giới hạn và dừng lại vì vậy tât nhiên khi chúng ta bước ra khỏi trường đại học thì việc học cũng vẫn quan trọng như bình thường, ít nhât là cho đến lúc chết đi.

Mỗi một phần bộ nào sẽ đảm nhận một nhóm chức năng nào đó. Đối với những người mù thì phần não liên quan tới thị giác không phải là sẽ chết đi mà nó sẽ chuyển đổi chức năng sang bổ trợ cho phần chức năng khác, tương tự với các dạng khuyết tật khác. Vì vậy ta sẽ thấy khi một người khuyết đi một chức năng nào đó thì họ lại phát triển rất tốt một chức năng khác.

Cách chúng ta làm việc, cách chúng ta sống hàng ngày sẽ ảnh hưởng và biến độ bộ não của chúng ta tương ứng. Giả sử như một thời điểm t trong quá khứ ta học được một kỹ năng nào đó, phần kỹ năng đó sẽ được lưu trữ trong một nhóm tế bào thần kinh nào đó. Nếu như từ thời điểm T đó tới nay là khá lâu mà chúng ta không áp dụng kỹ năng đó thì nhóm tế bào thần kinh đó sẽ chuyển đổi chức năng sang một kỹ năng khác vì vậy kỹ năng tại thời điểm T sẽ mất đi.

Biêt được điều này là rất quan trọng. Có những người cứ học một cái gì đó mà không rõ trong tương lại mình sẽ áp dụng khi nào với lý do là kiến thức học thì còn đó. Nhưng xét trên quan điểm não học thì cái học đó nếu không được áp dụng thường xuyên sẽ mất dần đi và người đó đã lãng phí tiền của và thời gian trong khi mọi nguồn lực thì có hạn.

Như vậy theo nguyên lý này thì thói quen có thể hình thành và mất đi. Khi một hoạt động được lặp đi lặp lại nhiều lần thì nó sẽ thành thói quen, một thói quen không thực hiện trong một thời gian đủ dài sẽ không còn là thói quen nữa.

2. Nhược điểm của internet lên bộ não

Trước khi nói tới ưu điểm của internet tới bộ não thì phải nói tới nhược điểm lớn nhất. Bộ não của chúng ta hiện nay có độ tập trung kém xa so với cách đây 10 năm. Chúng ta khó tập trung, đủ kiên nhẫn để đọc các nội dung dài đặc biệt bài viết lại toàn chữ nữa. Chỉ cần nhìn một bài viết quá 2 trang là chúng ta đã thấy nản, thậm chí khi đang đọc một bài viết, có một đường link tới một nội dung khác, chúng ta bấm vào đó và quên mất là phải đọc nốt nội dung đang đọc.

90% chúng ta đọc tin trên mạng là không có mục đích gì rõ ràng. Chúng ta lên một trang web theo thói quen, ngó tin gì hay thì bấm vào đó và đọc. Mỗi chúng ta có ít nhất 8 tiếng một ngày là nhìn vào màn hình bao gồm màn hình máy tính, màn hình điện thoại, màn hình ti vi và quá nửa trong số đó là chẳng vì mục đích gì  cả. Một cuộc gặp bạn bè mà mỗi người chăm chú vào điện thoại của mình trong yên lặng là chuyện bình thường ngày nay. Nếu chúng ta chịu khó ghi lại lịch biểu từng hoạt động hàng ngày thì chúng ta sẽ thấy rất nhiều thời gian của chúng ta bị lãng phí bởi những hoạt động trên internet vô bổ.

Tâm lý hiện nay của chúng ta thích cái gì cũng phải nhanh vì vậy số người đủ kiên nhẫn để đọc sách in giấy ngày càng giảm đi. Khó ai có đủ tập trung để đọc 5 trang sách liên tục mà không dừng lại để làm cái gì đó hoặc dừng hẳn để làm việc khác. Tương tự đối với công việc nói chung, số người có khả năng tập trung chỉ vào công việc sẽ có cơ hội gia tăng năng suất trong thời đại mà sự tập trung ngày càng giảm đi gây giảm năng suất rất nhiều.

Mình nghĩ trong tương lai gần những ai có khả năng tập trung chính là lợi thế rất lớn, có ưu thế trong con mắt nhà tuyển dụng.

3. Ưu điểm của Internet

Tất nhiên thì ưu điểm của internet thì rất nhiều chúng ta có thể tìm kiếm tin tức nhanh hơn, có thể tìm hiểu chuyên sâu về một vấn đề thông qua các liên kết siêu văn bản (hyperlink) có sẵn trong bài viết…Nhưng ưu điểm lớn nhất chính là hình thành tư duy có tính liên kết. Internet là một mạng của các mạng, các bài viết được link với nhau chính vì vậy mà suy nghĩ của chúng ta cũng sẽ có xu hướng theo mạng lưới. Nhờ vậy khi gặp một vấn đề chúng ta có xu hưỡng nghĩ rộng hơn ban thân vấn đề đó để có cái nhìn bao quát hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn.

Ưu điểm này sẽ không thể bù đắp được so với nhược điểm của sự mất tập trung mà tạo thành thói quen cho bộ não của chúng ta. Nếu chúng ta không biết cách thì chúng ta có thể rơi vào tình huống lợi thì ít mà hại thì nhiều. Báo chí ngày nay lá cải nhiều hơn lá thật, quyền lực thứ 4 đang ngày càng mạnh hơn nhưng ngày càng thể hiện sự amateur vì bất cứ ai cũng có thể viết bài kể cả mới học hết cấp 3, mục đích cuối cùng cũng chỉ là câu view để có thể bán quảng cáo.

Lời khuyên cho những ai đọc bài viêt này là hãy để ý thói quen của mình liên quan tới internet vì nếu không để ý có thể chúng ta không phát hiện ra thói quen chúng ta đang mắc và cũng không phát hiện ra những hậu quả chúng ta đang và sẽ phải gánh chịu. Hãy loại bỏ thói quen đó để có thể dành nhiều thời gian hơn cho công việc, bạn bè và gia đình.

Ngoài ra hãy nghiên cứu bộ não, hãy tạo cho bộ não của chúng ta những thói quen tốt đừng đầu độc nó bởi rượu, thuốc lá hay những cuộc vui liên miên. Bộ não sẽ thích nghi với các hoạt động của bạn để đến lúc bạn không còn có thể thay đổi được nữa. Cuối cùng là cảm ơn những ai đủ kiên nhẫn đọc đến dòng này.

Nguồn: https://dungiso.wordpress.com/2012/12/11/internet-da-lam-thay-doi-cai-dau-cua-chung-ta/

4.7/5 - (49 votes)

Leave a Reply