[UX design] Tập trung về bên phải
Hôm trước tôi tìm được 1 báo cáo của 1 tờ báo mạng nổi tiếng nhất nhì ở Việt Nam về hành vi sử dụng báo mạng. Những nghiên cứu này được tổng hợp từ rất nhiều nguồn, cho thấy họ cũng ko đơn giản là làm giống người khác, mà cũng qua dày công nghiên cứu bản chất của người đọc, hoặc ít nhất là làm giống những người có qua nghiên cứu dày công rồi lấy luôn cả kết quả, nhưng chả quan trọng, cuối cùng thì cũng ra chuyện 🙂
Nghiên cứu này có nói đại ý như là người đọc quan trọng bên trái hơn bên phải, thông tin ở trên hơn ở dưới. Lý do đơn giản tất cả sách báo phương Tây đều viết từ trên xuống, từ trái sang. Điều này đồng nghĩa rằng cái gì ở trên thì quan trọng hơn, cái gì ở bên trái thì dễ chú ý hơn.
Tôi ko đồng tình với quan điểm này và đi tìm câu trả lời.
Trực giác
Tôi có chụp ảnh đôi chút, đến nay là năm thứ 6, ko học hành bài bản gì, cũng chẳng đọc thêm nhiều lắm. Hiển nhiên, tôi chẳng có chút tăm hơi nào trong môn đó, nhưng kể ra thì ảnh của tôi cũng có dăm ba chục người ngó qua. Nhưng chính vì vậy, tất cả mọi thứ trong ảnh tôi đều rất tự nhiên. Khi chụp, tôi thường để chủ đề trọng tâm vào bên phải theo 1 cảm quan thẩm mỹ vô tư nhất của mình, ko vì lý do gì cả, do bản năng. Tự nhiên để vậy thấy thoải mái hơn, và theo quán tính, các yếu tố đối trọng được đẩy về phía trái (xin lỗi góc ảnh bên trái).
Và tôi cũng tự hỏi liệu thói quen đó áp dụng vào thiết kế có bảo đảm rằng người dùng sẽ tin tưởng những thông tin đó nhất hay dễ cho người dùng sử dụng nhất?
Lại với những cảm nhận bản năng nhất, với tất cả giao diện có nút Accept bên trái nút Cancel, trong đầu tôi luôn có cảm giác như bị bắt đưa tay phải bắt chéo sang bấm nút shift bên trái vậy. Hơi khó chịu, quán tính mà thấy vậy thôi. Là người dùng sản phẩm, có bao giờ bạn cảm thấy trường hợp tương tự? Bạn có thấy trên các điện thoại Smartphone nút nhận cuộc gọi bên trái và nút từ chối bên phải hình như hơi ngược không? Hay khi sử dụng split keyboard trên tablet bạn sẽ có xu hướng nhìn sang phần bàn phím bên phải nhiều hơn và thấy hơi ngược mắt khi nhìn bên kia?
Thường thì người dùng ko ai thắc mắc, vì từ xưa người ta làm vậy, người thiết kế làm ra vậy nên người dùng quen vậy, người dùng quen vậy nên các Product manager vẫn tặc lưỡi: người ta quen rồi thì cứ làm vậy, đâm ra người này dạy cho người kia và ngược lại, thành 1 cái thói quen, từ đâu mà ra thì lâu quá người ta cũng quên mất rồi.
Không cố hỏi và làm theo cũng đượnc, nhưng dù sao, đây vẫn là 1 trong những băn khoăn lới của tôi với tư cách là người thiết kế, tôi quen tạo ra những thứ nuông chiều bản năng và trực giác của mình hơn là nuông chiều cái thói quen được dựng thành.
Phải là phải, trái là trái!
Câu trả lời là đúng! Thắc mắc này đúng là có cơ sở. Những nghiên cứu hành vi gần đây xác định rằng những người thuận tay phải có xu hướng tin tưởng những thông tin bên phải và người tay trái sẽ tin những thông tin bên trái hơn. Và trong 6 người chúng ta, thì có đến 5 thuận tay phải, khoảng 86%.
Một chuỗi nhiều nghiên cứu do Daniel Casasanto dẫn đầu minh chứng điều này. Ông bảo 1 nhóm 219 người tham gia vẽ 1 con ngựa vằn vào ô họ cho là tốt, và 1 con gấu trúc vào ô họ cho là xấu. Kết quả cho thấy những người thuận tay phải có xu hướng chọn bên phải và người tay trái chọn những ô bên trái nhiều hơn. Điều này cho thấy xu hướng tin tưởng của mỗi người phụ thuộc vào tay thuận của họ. Một điểm thú vị khác, cũng trong thí nghiệm này, ông cho 55 người thuận tay phải đeo 1 bao tay to bên phải (ko đeo bao tay bên trái) rồi sắp những quân cờ domino đứng thành chuỗi rồi lập lại bài tập trên, sự khó khăn khi làm việc tỉ mỉ đã làm thay đổi kết quả, hầu như họ chọn bên trái dù thuận tay phải. Thí nghiệm này chỉ ra rằng, người thuận tay phải, nếu bị bắt ép thành quen, vẫn có xu hướng tin bên trái. Kết luận rằng: ừ thì nếu bắt người ta cũng quen, nhưng sao phải làm vậy khi vẫn có thể tạo sự thích thú nhiều hơn??? Chắc cũng ko nhiều người phải mang găng tay khi sử dụng máy tính
Vậy ra bên trái đúng là mang lại cảm giác trái hơn với hầu hết người dùng, phài mới là đúng là phải.
Nguyên tắc Glutenberg
Một concept khác ủng hộ xu hướng này thực ra là 1 nguyên tắc xưa lơ xưa lắc: nguyên tắc Glutenberg (Glutenberg Diaram) được giới thiệu bởi Edmund C. Arnold
Arnold tin rằng mỗi bố cục đều có thể được chia tương đối thành 4 phần thị giác, góc trên bên trái là Primary Optical area, thích hợp cho phần đầu đề. Góc trên bên phải là phần mạnh nhất: Strong fallow area. Góc dưới bên trái là phần yếu hơn: Weak fallow area, và góc dưới bên phải là điểm chốt của hướng mắt nhìn. Nguyên tắc này có thể được áp dụng nhiều cách khác nhau trong thiết kế. Ví dụ như trường hợp dưới đây:
Nhìn chung, nguyên tắc này đề xuất để tựa title và sub title ở phần 1, những thứ gì cần bán ở phần 2, thứ gì hay ho, hấp dẫn, phù phiếm ở phần 3 và chốt lại ở phần 4. Có lẽ vì vậy mà các trang báo ở Việt Nam chủ yếu đặt ad ở phần 2 và 4, nhưng riêng với báo kiểu bán ad này tôi hướng về bố cục Golden Triangle hơn (khi có dịp tôi sẽ phân tích sâu hơn về vấn đề này)
Tin ở tỉ lệ vàng
Tỉ lệ vàng là tỉ lệ được quan sát và rút ra từ những cấu trúc cân bằng nhất, đẹp nhất và bền vững nhất của tự nhiên từ cấu trúc vỏ sỏ, tỉ lệ quả dứa, nhụy hoa hướng dương, tỉ lệ cơ thể người, v.v… tỉ lệ này còn có thể được tìm thấy ở những tác phẩm kinh điển như Mona Lisa, tượng David, tượng thần Venus và… logo Apple. Chỉ cần nghe đến Apple nhiều người đã cảm thấy vi diệu, cũng như nghe đến tỉ lệ vàng người ta đã thấy vi diệu, vì đây là thứ tỉ lệ chuẩn nhất trong mọi loại tỉ lệ (đến giờ thì chưa có tỉ lệ kim cương)
Nguyên tắc của tỉ lệ này được áo dụng từ việc phân chia mảng khối của bố cục đến điểm tập trung của mắt: rất đơn giản, thông tin nào quan trọng nhất, thì bỏ vào tâm của đường xoắn ốc. Hầu hết các bố cục tỉ lệ vàng được áp dụng trong thiết kế đều đi từ đỉnh trên bên trái, và hẳn nhiên sẽ kết thúc ở phần trên bên phải. Ví dụ như…
Wow, Twitter, well done, well done!
Những thông tin quan trọng nhất trong giao diện mới này được nhấn vào trọng tâm của xoắn ốc, ở điểm mà theo nguyên tắc tỉ lệ vàng sẽ là điểm mang lại nhiều sự chú ý nhất. Khi cả mảng bên trái nghiêng hẳn về tỉ lệ thì phía bên phải lại tập trung nhiều vào chi tiết. Nếu xét riêng về độ quan trọng của nội dung, nó giống như 1 chữ F ngược với những thứ quan trọng bắt đầu từ phía trên bên trái, phía trên bên phải và phía dưới bên phải, góc dưới bên trái được nhả hẳn như vùng yếu nhất, ít hợp lý nhất cho những thông tin call to action
Không cần thần thánh hóa tỉ lệ vàng, ko cần thấy nó vi diệu, chỉ cần tin ở tỉ lệ này cũng đủ để khuyên ta 1 điều: chú trọng bên phải hơn
What’s the F?
Àh, cái tít này ko nói bậy sai ngữ pháp đâu, tôi đang nói về nguyên tắc F-pattern, một nguyên tắc cũng khá nổi tiếng trong dàn trang. Nguyên tắc này bảo rằng nội dung nên đi theo hình chữ F, tức thông tin nên nhấn theo dạng từ trái sang phải, rồi đi thẳng xuống dưới, bỏ hẳn mảng 4, liệu có là đúng?
Nếu mang 1 trang báo mạng được dàn sẵn ra nghiên cứu dò đồng tử mắt, đương nhiên câu trả lời rất rõ ràng sẽ theo hướng này thì 1 chữ F sẽ hiện lên rất to
Nhưng cái hiển nhiên này giống như câu hỏi nhiều triệu Đô-la của Walmart “người dùng có muốn lối đi của họ gọn gàng hơn ko?” câu trả lời là có, hiển nhiên. Nhưng sau khi sửa sang, tỉ lệ hài lòng và doanh thu lại ko hề tăng lên. Người dùng đã được đặt vào thế gài sẵn, 1 trang web đã được bố cục sẵn theo lối này, liệu câu trả lời có thể khác đi chăng? Thế nên những nghiên cứu dạng này ko thực sự có ý nghĩa tìm hiểu hành vi hay kiểm tra phản ứng người dùng trên sản phẩm vì nó mắc phải lỗi dẫn dắt khi đặt câu hỏi, lỗi rất cơ bản trong nghiên cứu hành vi.
Trực giác mách bảo
Tôi có đọc 1 câu đâu đó đại loại như “một thiết kế tốt giống như có mẹ vậy, có thì chẳng biết, ko có là biết ngay ấy mà!” Cũng ăn, mẹ nấu nó khác, bố con ủi đồ với nhau đã thấy khác, sáng ra ăn mì tôm mà cũng thấy khác, cũng chừng đó bước, công thức dặn dò mẹ để nhà hết cả, mà sao vẫn khác. Mẹ đi thì bố con cũng sống được, nhưng thôi, mẹ đừng đi!
Không biết mang câu này ra nói với các sếp của mọi người được không, chứ sếp mình thì lười ăn, quần áo cũng lôi thôi luộm thuộm, bầy bừa thành chúa nên ko dùng bài này thuyết phục được tí nào, buồn lắm!
Trở lại vấn đề, rõ ràng thiết kế nhấn trái hay nhấn phải tuy đòi hỏi nhiều nghiên cứu, nhưng ko dễ để giải thích cho người ngoài nếu họ ko thực sự quan tâm đến sự thoải mái từng chút của người dùng. Mà lại buồn, các sếp có nhiều thứ khác để lo, ví dụ như nhét thật nhiều logo vào chẳng hạn. Việc áp dụng thế nào thì có hỏi người dùng cũng sẽ ko thực sự biết tại sao, cuối cùng chỉ là 1 cảm giác chung, là user experience. Và hiệu quả ra sao phải đợi đến feedback sau cùng sau cùng dựa vào doanh số hay những chỉ số đánh giá tổng hợp cuối nhất, đương nhiên, con đường đến đó còn bao nhiêu chông gai, tường lửa phải vượt qua, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác mà đôi khi ta cũng ko ảnh hưởng được. Vì thế cuối cùng, giống như chụp ảnh, tôi trở thành 1 người dùng ngu ngơ nhất về kỹ thuật. Đôi khi ko biết vì sao, 1 cách bất giác chỉ là thấy đúng, các designer theo thói quen, hoặc theo bản năng, nếu cho họ một layout dễ dàn trang, thoải mái, thoáng đạt họ đều có xu hướng đưa nút call to action về bên phải, tự nhiên vậy thôi. Và bài viết này cho ta thêm lý do để tin vào những trực giác đó của mình.
Nhưng xét cho cùng, việc thiết kế này ko hẳn là 1 thứ cảm tính. Mỗi trang layout, bằng nhiều cách khác nhau, từ màu sắc, hình dáng các button, font chữ và ti tỉ các thứ nho nhỏ khác đều dồn cho 1 mục đích: đạt được sự tin tưởng của người dùng, càng sâu càng tốt. Nếu ko tin nhau thì sao phải đi với nhau thêm nữa?
Chúng ta bỏ quá nhiều tâm lực, trí lực, nghiên cứu quá nhiều các thứ đông tây, kim cổ, sử dụng các kỹ năng từ thiết kế đến tâm lý (nay đến cả khua môi múa mép) chỉ với 1 mục đích duy nhất này, khi đó, trái ngọt là trung thành hơn của người dùng với sản phẩm, sự tin tưởng nhiều hơn đến sản phẩm mà chúng ta đại diện (chai dầu gội đầu got talent chẳng hạn), ngọt, ngon, thơm, khó trồng, nhưng xứng đáng. Nên rõ là đây ko phải chỉ là 1 thứ bâng quơ của mấy ông nghệ sỹ. Hỡi sếp ơi, thiết kế là giải pháp, ko phải nghệ thuật
Kết
Biết được những nguyên tắc này ko phải để cái gì cũng nhét hết vào bên phải. Những cái nhìn sâu hơn, có cơ sở hơn mang lại cho người thiết kế UX những lựa chọn thích hợp và linh hoạt hơn. Vấn đề ở đây ko phải làm sao cho đẹp, mà quan trọng hơn là mang lại hiệu quả tương tác với người dùng tốt hơn cho mỗi thiết kế của mình, 1 con đường dài mà mỗi bước đi nhỏ đều vô cùng quan trọng.