Trong thị trường việc làm siêu cạnh tranh ngày nay, để có thể phát triển nhanh và tốt nhất bắt buộc bạn phải có cho mình một hướng đi rõ ràng, một kim chỉ nam đúng đắn.

Lộ trình phát triển của nghề Digital Marketing bao gồm 5 giai đoạn

Giai đoạn 1:

Khi mới vào nghề, điều đầu tiên mà bạn phải làm là rèn luyện kĩ năng chuyên môn ở mức cơ bản bằng bất cứ giá nào. Bất cứ giá nào ở đây có thể hiểu bằng nhiều cách như:

Tự đọc, tự mày mò nghiên cứu, tự tổng hợp, tự luyện tập… miễn sao bạn phải thạo được nó ở mức mặt bằng chung của nghề. Đây là điều bắt buộc phải làm!

Đi học 1 khóa học căn bản về nghề – Đây là cách được khuyến khích tham gia nếu như bạn có một chút tài chính, hãy đi để học và nhận được những kinh nghiệm quý báu của những người đi trước, nếu năng động bạn sẽ có cơ hội kết nối những network đa dạng hơn.

Xin vào bất kì đơn vị nào tuyển dụng nhân sự học việc, không lương để họ đào tạo mình. Tự mình lên các cộng đồng tuyển dụng Freelancer để tự thử sức rèn luyện với job nhỏ, tự rút ra kinh nghiệm khi làm và mài giũa ngòi bút.

Giai đoạn 2:

Đây là giai đoạn cực kì quan trọng: bạn bắt buộc phải tìm một đơn vị có team Marketing chuyên nghiệp và xin vào làm. Không cần biết là công ty to hay nhỏ bởi giai đoạn đó mục tiêu là học hỏi, bạn sẽ có được những thứ bạn cần ở một nơi như thế. Nhưng hãy luôn nhớ phải làm tốt công việc bằng kĩ năng đã luyện tập ở giai đoạn 1, vì họ thuê bạn về để làm còn học là việc của bạn, hãy chú ý hoàn thành công việc đúng tiến độ và tranh thủ rèn luyện các kĩ năng khác như kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng quan sát ở nơi làm việc….

Giai đoạn 3:

Khi hoàn tất GĐ 2 là khi bạn đã có lựa chọn, kinh nghiệm và kiến thức sẽ cho bạn cơ hội đi tìm công ty lớn hơn công ty hiện tại để tiếp tục học hỏi và đào sâu hơn nữa. Hãy tận dụng nó để trải nghiệm sự chuyên nghiệp và làm đẹp hồ sơ cho sau này.

Một lựa chọn khác là bạn thử sức ở công ty nhỏ hơn hoặc ngang bằng công ty hiện tại. Ở đây tuy bé nhưng bạn sẽ làm quản lý, bạn có cơ hội để phát triển vượt trội và thỏa sức làm những thứ bạn cho là đúng. Hãy test những thứ đã được học ở các giai đoạn trên nhé! Miễn là đừng làm công ty họ phá sản 😉

Giai đoạn 4:

Ở GĐ này, khi chúng ta đã có kinh nghiệm quản lý công ty nhỏ được khoảng 2-3 năm. Hãy bắt đầu tìm những công ty lớn và apply vào vị trí quản lý ở đó. Tất nhiên là ở đó chức vụ đi liền với trách nhiệm và quyền lợi rồi.

Giai đoạn 5:

  1. Hoàn thiện kĩ năng cơ bản
  2. Hoàn thiện kĩ năng chuyên môn
  3. Xin về công ty nhỏ hơn để tích lũy kinh nghiệm ở vị trí quản lý
  4. Làm quản lý ở một công ty lớn
  5. Tự do lựa chọn và sống với nghề.

Trả lời nhanh một số câu hỏi.

1. Người làm Digital có cần phải giỏi công cụ không và các bước để giỏi một công cụ bao gồm những gì?

Một: Chọn công cụ để học thật giỏi.

  1. Công cụ này có điểm mạnh là gì?
  2. Công cụ này có điểm yếu là gì?
  3. Lúc nào thì phù hợp để dùng?
  4. Lúc nào thì không nên dùng?

Hai: Sau khi thành thạo công cụ có 2 hướng phát triển là chuyên gia và quản lý

Ba: Mở rộng kiến thức chuyên môn ra ngoài Digital

Bốn: Sống với nghề Digital

  • Trở thành người làm thuê chuyên nghiệp,
  • Làm Freelancer tự chiến tự ăn,
  • Mở Agency
  • Làm dịch vụ tư vấn
  • Mở lớp đào tạo…

2. Em mới đi làm được một thời gian nhưng cảm thấy công việc không phù hợp và cảm thấy chán, em có nên bỏ việc để sang mảng khác không?

Để trả lời câu hỏi này phải hiểu được khái niệm ngưỡng thú vị hay còn gọi là ngưỡng chán: Khi làm việc phải đạt được thành quả đầu tiên thì mới cảm thấy thú vị, còn trước khi đạt được sẽ luôn luôn cảm thấy chán. Việc của em là phải nâng ngưỡng chán đó lên và vượt qua nó cho đến khi em tạo ra thành quả.

Em không thể đánh giá chủ quan khi mới làm được vài tháng mà đã ra quyết định là mình không phù hợp, hãy thực sự nỗ lực hết sức, nếu cố hết sức rồi mà chưa ra thành quả thì mới có thể nói là mình có phù hợp với ngành nghề đó không.


Hãy nhớ kĩ quy luật này: Tất cả mọi việc trên đời phải rèn luyện trong sự nhàm chán và vất vả. Không có công việc gì thành tài mà lại được luyện tập trong hưng phấn và vui vẻ cả. Chán là quá trình tất yếu của phát triển nghề nghiệp, hãy chấp nhận nó và tiếp tục tiến lên, chúc mn thành công!

Source: https://www.facebook.com/ThaiHoc.blog
4.3/5 - (101 votes)

Leave a Reply

Index